Series cũng kể về cơn bão Yagi từ góc nhìn của "người nghệ sĩ đã làm phụ huynh, có sự trải nghiệm". Hồng Nhung đề cập đến buổi lễ "gặp mặt con nuôi" - nơi 17 trẻ em mồ côi sau bão lũ được Công an tỉnh Thái Nguyên nhận nuôi; cuộc hội ngộ sau 40 năm với họa sĩ Trần Nhật Thăng; cơ duyên kết hợp với những người trẻ để sáng tạo nghệ thuật...
Hồng Nhung kể về buổi lễ do Công an tỉnh Thái Nguyên tổ chức cho các trẻ em mồ côi:
Video: Thanh Phi
Hồng Nhung ấp ủ sản xuất talkshow từ 15 năm trước, từng học về sản xuất và storytelling (kể chuyện - PV)ở Mỹ, nhưng giờ mới "đủ duyên" để thực hiện dự án này. Cô mong series sẽ mang đến năng lượng tích cực cho khán giả, thể hiện bản năng sinh tồn mạnh mẽ và sự đùm bọc lẫn nhau của người Việt trong khó khăn.
Dự án thứ hai là live concert Hồng Nhung hát về Hà Nội,diễn ra vào ngày 30/11 tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Đây là lần đầu Hồng Nhung tổ chức một đêm nhạc về Hà Nội, trình diễn những ca khúc nổi tiếng cùng các sáng tác mới nhất của cô. Nghệ sĩ múa Linh Nga là khách mời đầu tiên, còn nhạc sĩ Hoài Sa là Giám đốc âm nhạc.
Hồng Nhung xem đây là "chương mới" trong sự nghiệp, khi chuyển từ hình tượng ca sĩ sang nghệ sĩ. Trong live concert, cô không chỉ hát mà còn biểu diễn bằng nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Mục đích hiện tại của "chị đẹp" không còn là mưu sinh, mà là thực hiện sứ mệnh của nghệ sĩ.
“Dù vẫn cần thu nhập để sống và nuôi con, nhưng mưu sinh không còn là ưu tiên hàng đầu của tôi. Trong 'chương mới' này, tôi muốn cùng bạn bè, nghệ sĩ cùng chí hướng làm những điều có ích cho xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực,” Hồng Nhung chia sẻ.
Một trong những chủ đề cô quan tâm là môi trường. Sắp tới, cô sẽ đến Côn Đảo tham gia hội thảo bảo vệ môi trường và động vật hoang dã, cũng như biểu diễn giữa biển cùng biên đạo múa Tấn Lộc. Trước Tết, Hồng Nhung dự kiến phát hành album gồm 8 bài hát xoay quanh các vấn đề xã hội, trong đó có 3 bài về môi trường.
Đây cũng chính là một trong những lý do khiến những sinh viên đang sống ở đây kiên quyết không chịu rời đi khi ngày 30/9 mới đây, trường này đề nghị toàn bộ hơn 170 sinh viên rời khỏi ký túc xá vì tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của nó.
2.500 yên/ tháng là một mức giá quá hấp dẫn ở xứ sở Mặt Trời mọc đắt đỏ, bởi ngay cạnh đó, khu ký túc xá quốc tế có giá lên tới 38.000 yên/ tháng.
Ký túc xá Yoshida có tuổi thọ 105 tuổi, được làm bằng gỗ ọp ẹp với những khu nhà vệ sinh dùng chung cả nam lẫn nữ.
Chính những sinh viên là người quản lý ký túc xá, bao gồm cả việc chọn ai là người được thuê ở đây. Tuy nhiên, sự tự quản này bị can thiệp vào năm 1971 khi Bộ Giáo dục Nhật Bản bắt đầu chính sách điều tiết hoặc đóng cửa các ký túc xá. Đến năm 1979, lãnh đạo trường này lần đầu tiên cố gắng đóng cửa nó hoàn toàn, nhưng thất bại trước những người phản đối suốt 10 năm sau. Cuối cùng, trường chỉ đóng cửa được khu ký túc phía tây ở phía bên kia đường.
Mới đây, lãnh đạo ĐH Kyoto lại kêu gọi đóng cửa ký túc xá Yoshida để xây dựng một nơi ở mới với cấu trúc an toàn hơn để chống lại những trận động đất thường xuyên diễn ra ở đất nước này.
Toàn cảnh ký túc xá Yoshida nhìn từ Google Earth Lối cổng chính vào Yoshida Hệ thống phát thanh ở phòng tiếp tân. Mặc dù vẫn được cắm điện nhưng có vẻ như lâu rồi nó không được sử dụng. Đây là hình ảnh minh họa tiêu biểu về sự tồi tàn và xuống cấp của Yoshida Các ống nước vẫn còn hoạt động được Yoshida có các phòng như phòng chơi game, phòng chơi mạt chược, phòng bi-a, quán cà phê… Đây là phòng xem phim Những căn phòng tuy nhỏ nhưng đã phục vụ nhu cầu giải trí của sinh viên hàng chục năm Những túi rau tươi trong căn phòng bừa bãi Phòng chơi mạt chược Khu vực hành lang cũng được tận dụng để đặt đồ nhà bếp Khu bếp của nhà ăn được sử dụng để chơi nhạc Các sinh viên chế tạo robot trong khu vực nhà ăn Khu vực bên ngoài ký túc Khu vực hiên rộng và đặc điểm nhiều cửa sổ của khu ký túc xá này đúng với thói quen thích thoáng đãng của người Nhật Một buổi tụ họp của sinh viên bên ngoài ký túc xá Một cảnh trong vở kịch được dựng trong nhà ăn cũ. Không gian này thường xuyên được trưng dụng cho các bữa tiệc và chương trình văn nghệ. |
Nguyễn Thảo (Theo CNN, Japan Times)
Năm nay, các sĩ tử tỉnh lẻ không đổ về Hà Nội để dự kỳ thi THPT quốc gia. Chính vì vậy khác hẳn không khí nhộn nhịp những năm trước, ký túc xá các trường dù miễn phí vẫn không một bóng người.
" alt=""/>Ký túc xá ‘ổ chuột’ ở Nhật Bản: Sinh viên không chịu chuyển điTừng thí sinh bước vào buổi quay hình trong tâm trạng căng thẳng vì độ khó của thử thách. Nhiều thí sinh có phần thể hiện tốt, nhận nhiều lời khen từ khách hàng bởi sự tự tin, bản lĩnh. Bên cạnh đó, Thu Huyền, Thùy Dương gặp khó khăn để vừa biểu cảm khuôn mặt vừa quảng cáo sản phẩm và bị khó thở vì phải giữ tư thế treo ngược trong thời gian dài.
![]() | ![]() |
HLV Minh Triệu - Kỳ Duyên giành chiến thắng và có quyền loại thí sinh của hai đội còn lại. Trước chiến thắng của đối thủ, HLV Vũ Thu Phương gửi lời xin lỗi đến thí sinh, hối hận vì hiểu sai yêu cầu của nhãn hàng và khiến đội thua cuộc: "Chị xin lỗi vì đã mắc lỗi nghiêm trọng trong thử thách lần này. Chị quá quan tâm đến các em mà quên đi nhãn hàng".
HLV Vũ Thu Phương xin lỗi thí sinh:
Trong tập thi này, mỗi đội sẽ cử 2 thí sinh vào phòng loại và HLV chiến thắng sẽ loại đi 2 thí sinh.
Thí sinh Minh Toại, Thu Huyền (đội Anh Thư) và Xuân Hạnh, Tuấn Anh (đội Vũ Thu Phương) vào vòng nguy hiểm. Minh Triệu - Kỳ Duyên bất ngờ vì Vũ Thu Phương đưa thí sinh mạnh nhất đội vào phòng loại. Tại đây, cả 2 đưa ra hai thử thách quảng cáo sản phẩm và phản biện để thí sinh chứng minh bản thân.
Cuối cùng, cặp đôi HLV loại Thu Huyền (đội Anh Thư), Tuấn Anh (đội Vũ Thu Phương) và giữ lại Minh Toại và Thu Huyền.
Tại phòng chờ, Anh Thư và Vũ Thu Phương cảm ơn đến bộ đôi Minh Triệu - Kỳ Duyên vì quyết định công tâm. Đồng thời, HLV Anh Thư cho biết sẽ lên kế hoạch chính xác để giành chiến thắng chung cuộc.
Đỗ Phong